Cây Cam Thảo Bắc có rất nhiều công dụng và tác dụng tốt đối với sức khỏe, thường được dùng trong các bài thuốc nam và thuốc đông y. Theo dân gian việc thường xuyên sử dụng Cây Cam Thảo Bắc sẽ hỗ trợ điều trị cũng như phòng tránh bệnh rất tốt cho cơ thể.
Hôm nay, Dược Liệu Hồng Lan sẽ chia sẻ với các bạn những công dụng & tác dụng của Cây Cam Thảo Bắc đối với sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày.
Vì là dược liệu không chứa độc tố nên cách dùng cam thảo chữa bệnh rất đơn giản. Tùy theo mỗi loại bệnh mà người dùng có thể nhai trực tiếp, sắc thuốc uống, dùng cao lỏng hoặc sử dụng một số chế phẩm từ dược liệu như: kẹo cam thảo, trà cam thảo,…
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cam khảo như sau:
Cam thảo bắc - Trị viêm loét dạ dày: Sử dụng cao lỏng được tinh chiết từ cam thảo bắc hòa cùng nước ấm rồi sử dụng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 4 lần, mỗi lần dùng khoảng 15ml. Kiên trì dùng trong 6 ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể.
Cam thảo bắc - Trị ho lao, ho lâu ngày: Nướng dược liệu cam thảo rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 4g hòa cùng nước ấm và uống. Ngày uống 3 – 4 lần, dùng khoảng 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Cam thảo bắc - Trị trẻ em bị cấm khẩu: Đem khoảng 12g cam thảo tươi sắc cùng 1 chén nước. Đun nhỏ lửa cho tới khi thuốc cạn còn 8 phân, cha mẹ chắt nước cốt ra cho con uống. Sau khi con nôn hết đờm nhớt ra thì nhỏ vào miệng con vài giọt sữa.
Cam thảo bắc - Chữa ngộ độc, mụn nhọt: Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 thìa cà phê cao mềm cam thảo. Sử dụng liên tục khoảng 1 tuần sẽ giảm sưng, giảm mụn nhọt.
Cam thảo bắc - Trị khó thở, tâm phế suy nhược: Nguyên liệu gồm có cam thảo 12g, nhị sâm 8g, đương quy 10g. Tất cả đem sấy khô sau đó tán thành bột mịn, bảo quản nơi khô thoáng. Mỗi lần lấy 4g bột hòa cùng nước ấm rồi uống, mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần.
Cam thảo bắc - Trị viêm tắc tĩnh mạch: Chuẩn bị 50g cam thảo tươi sắc cùng 3 bát nước, đun nhỏ cho tới khi cạn còn 1. Chia phần thuốc làm 3 phần và sử dụng trong ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút.
Cam thảo bắc - Xử lý ngộ độc thực phẩm: Dùng 9 – 15g sinh cam thảo sắc với nước. Chia thành 3 – 4 lần và uống hết trong 2 giờ. Trường hợp bị nhiễm độc nặng cần tăng lượng cam thảo lên 30g sắc cùng 300ml nước. Mỗi lần xông thụt dạ dày 100ml trong 3 – 4 giờ.
Cam thảo bắc - Trị nước tiểu nhạt màu: Uống bột cam thảo mỗi ngày 4 lần, mỗi lần khoảng 5g.
Cam thảo bắc - Trị viêm họng mạn: Dùng 10g cam thảo sống hãm cùng nước ấm, uống liên tục ngụm nhỏ cho đến khi trị dứt điểm các triệu chứng.
Cam thảo bắc - Chữa ngứa và viêm da (chàm): Sử dụng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo. Mỗi ngày sử dụng 3 lần, kiên trì dùng liên tục trong 2 tuần.
Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo
Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng dược liệu chữa bệnh, người dùng cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
Đối tượng không nên sử dụng dược liệu
Theo bác sĩ Vân Anh, phụ nữ đang mang bầu không nên sử dụng rễ cam thảo hay bất kỳ bộ phận nào của cây thuốc để làm chất bổ sung hay thanh lọc cơ thể. Bác sĩ chỉ rõ, hoạt chất glycyrrhiza có trong dược liệu có thể tác động xấu, gây hại đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra nếu trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu tiêu thụ cam thảo chính là nguyên nhân dẫn đến sinh non. Do vậy nếu muốn sử dụng cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ.
Ngoài phụ nữ mang thai,
Cũng không nên sử dụng cam thảo bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Tương tác với cam thảo
Dưới đây là một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc hạ kali, thuốc nhịp tim, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, những chất làm loãng máu, thuốc ngừa thai, nhóm thuốc trị viêm, nhuốm thuốc hormone.
Chính vì vậy người dùng nếu đang trong quá trình điều trị bệnh phải sử dụng các loại thuốc trên tuyệt đối không nên bổ sung cam thảo vào cơ thể để tránh gặp kích ứng.
Không dùng cam thảo kết hợp với nhân trần
Trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, cam thảo và nhân trần là hai vị thuốc rất quen thuộc và phổ biến. Nhiều người đã uống trà nhân trần kết hợp cam thảo vừa giải khát vừa giải độc, mát gan,… Tuy nhiên cách kết hợp này lại không tốt, vô tình tạo ra tác dụng ngược.
Cam thảo có tính giữ nước tốt, trong khi đó nhân trần lại giúp đào thảo. Chính vì thế uống nhân trần cùng cam thảo chẳng những không mang lại lợi ích gì mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe, nhất là bệnh tăng huyết áp.
Liều lượng sử dụng mỗi ngày
Liệu uống cam thảo hàng ngày có tốt không là băn khoăn của nhiều người. Theo bác sĩ Vân Anh, chúng ta không nên uống cam thảo thường xuyên trong thời gian dài. Những người uống quá nhiều cam thảo có nguy cơ tăng huyết áp và làm giảm kali trong máu.
Theo thống kê có khoảng 1 – 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch do sử dụng nhiều sản phẩm chiết xuất từ cam thảo như trà, kẹo. Ngoài ra nếu dùng hơn 5g có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim. Những người mắc bệnh lý về gan sẽ gặp những triệu chứng rõ nét hơn.
Vì vậy người tiêu dùng nên tìm chọn mua cam thảo bắc dược liệu tại địa chỉ bán uy tín, có chuyên gia sức khỏe tư vấn cách dùng. Điều này đảm bảo có thể hấp thu tối đa dưỡng chất và đạt được hiệu quả cao nhất.
Có nên sử dụng cam thảo thường xuyên?
Nhiều người Việt sử dụng cam thảo là loại nước giải nhiệt hàng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách hoặc thường xuyên cam thảo sẽ gây ra những nguy cơ có hại cho cơ thể thay vì là dược liệu tốt cho sức khỏe.
Vào mùa hè, nhiều người Việt kết hợp giữa nhân trần và cam thảo để thành nước uống. Theo Đông y, sự kết hợp này sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp bởi: Cam thảo vị ngọt, có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần có vị đắng, cay tính hàn, giúp đào thải. Vì vậy thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo gây tương tác thuốc, tiềm ẩn những nguy hại cho người dùng, nhất là bệnh tăng huyết áp.
Không nên sử dụng cam thảo trong thời gian dài vì trong cam thảo có chứa từ 6-14%, có loại cam thảo còn chứa đến 23% glycyrizin. Glycyrizin là chất có vị ngọt gấp 50 lần so với đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Vì vậy, nếu uống quá nhiều cam thảo đặc sẽ bị tăng huyết áp, giảm kali trong máu.
Cam thảo giúp lợi mật, nhuận gan. Khi cơ thể hoàn toàn bình thường mà uống cam thảo sẽ khiến gan và mật tự tiết ra dẫn tới hoạt động quá sức dễ gây tổn thương gan, mật, mất cân bằng, từ đó sinh bệnh.
Với những tác dụng tuyệt với từ Cây Cam Thảo Bắc mà Hồng Lan đã đề cập ở trên thì chắc hẳn bạn phần nào biết được Cây Cam Thảo Bắc chữa bệnh gì? đúng không. Dược Liệu Hồng Lan sẽ tổng hợp những bệnh mà Cây Cam Thảo Bắc hỗ trợ tốt nhất đến với Quý bạn đọc.
Khi tìm hiểu về dược liệu, rất nhiều người thắc mắc không biết cam thảo bắc có tác dụng gì. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, cam thảo bắc dược liệu hội tụ rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Vị thuốc này có dược lý đa dạng, cụ thể:
Tác dụng của cam thảo bắc theo y lý hiện đại
Theo một số nghiên cứu lâm sàng, cây cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau và có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Chính vì vậy, cây mang lại nhiều lợi ích tuyệt đối với sức khỏe như:
Ngoài ra uống dược liệu cam thảo còn giúp chống những cơn co thắt ở đường tiêu hóa, giải độc, thanh nhiệt cơ thể; tránh rối loạn nhịp tim hiệu quả.
Công dụng của cam thảo bắc trong Y học cổ truyền
Trong Đông y, dược liệu cam thảo là thảo dược quý và mang tới nhiều giá trị cho sức khỏe:
Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ cửa hàng thuốc nam bán Cây Cam Thảo Bắc trên toàn Quốc hãy liên hệ
Công Ty TNHH Dược Liệu Hồng Lan
MST: 0316686184
ĐT/Zalo: 0936 434 434
Email: duoclieuhonglan@gmail.com – info@caythuocchuabenh.com.vn
Website: duoclieuhonglan.com - caythuocchuabenh.com.vn
Địa chỉ: 590/2/51 Phan Văn Trị, P. 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.
Cửa hàng thuốc nam tại Hồ Chí Minh: tại chợ Căn Cứ 26 – Số 37 Phạm Huy Thông, P.17, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Quý khách hàng có nhu cầu tìm đơn vị cung cấp Cây Cam Thảo Bắc giá sỉ đầu nguồn xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có giá tốt nhất.
Chúng tôi đã áp dụng giao hàng cây thuốc nam tại các tỉnh thành:
Tại thành phố Hồ Chí Minh: thành phố Thủ Đức, quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Bình Tân, Huyện Hóc Môn, Huyện Nhà Bè, Huyện Bình Chánh, Huyện Củ Chi, Huyện Cần Giờ
Các tỉnh ngoài Hồ Chí Minh: An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp,Gia Lai, Hà Giang,Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình,Hậu Giang, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh,Thái Bình,Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Tiền Giang,Trà Vinh, Tuyên Quang,Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Công dụng và tác dụng của Cây Cam Thảo Bắc với sức khỏe nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn